Gỗ HDF là gì? Ưu và nhược điểm – Phân loại, báo giá năm 2023

Gỗ HDF là gì? đây là loại vật liệu cốt gỗ công nghiệp đầu vào của quá trình sản xuất ra các sản phẩm hoàn thiện nội thất như đồ gỗ công nghiệp cao cấp, sàn gỗ công nghiệp. Xem xét về mặt chất lượng thì đây là loại gỗ có chất lượng cao nhất của dòng sản phẩm nhân tạo. Cụ thể hãy cùng chúng tôi phân thích kĩ hơn qua bài viết dưới đây:

Đôi nét sơ lược giới thiệu về gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF (tên tiếng Anh là High Density Fiberboard). Sản phẩm còn có tên gọi khác là ván gỗ ép HDF. Đây là dòng sản phẩm ván ép có  chất lượng tốt nhất trong các dòng ván ép công nghiệp. Nhờ sợi gỗ nhỏ mịn, mật độ cao, tính ổn định nên sử dụng rất nhiều trong nội thất trang trí. Thay thế rất tốt cho các loại gỗ tự nhiên vốn đang ngày một khan hiếm, giá thành lại rất cao.

Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF có chất lượng cao nhất trong các loại ván ép

Ván gỗ HDF có cấu tạo chủ yếu từ 80 – 85% bột gỗ tự nhiên, bột đá lượng nhỏ, phụ gia và các chất kết dính cần thiết. Ép dưới máy ép thuỷ lực đểt tạo tấm ván gỗ có độ đậm đặc cao, bền bỉ, tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Thông thường, các tấm ván HDF này sẽ là một thành phần lõi chính. Kết hợp lớp vân gỗ, lớp phủ mặt, lớp đế lót ép chung thành 1 tấm sàn gỗ công nghiệp hoàn chỉnh. Có thể dùng nguyên tấm lớn để ốp tường, làm đồ nội thất, mặt bậc cầu thang tuỳ độ dày. Hoặc tạo hèm, cắt tấm theo kích thước dùng để lát sàn đem lại giá trị thẩm mỹ cao.

Cấu tạo của vật liệu

Loại cốt HDF cũng tương tự như các loại ván ép công nghiệp khác. Tuy nhiên dòng sản phẩm HDF có mức tiêu chuẩn cao hơn về độ mịn, mật độ ép, công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay.

Cấu tao gỗ công nghiệp HDF

Theo đó, kết cấu cơ bản của gỗ HDF có thành phần chủ yếu là bột gỗ tự nhiên chiếm 80 – 85%.  Bột gỗ được nghiền nhỏ từ các loại gỗ tự nhiên rừng trồng quy hoạch, các vụn gỗ thừa từ quá trình sản xuất gỗ tự nhiên. Toàn bộ nguyên liệu được rửa, hấp dưới nhiệt độ thích hợp giúp loại bỏ hết nhựa và nước dư thừa.

Sau đó trộn keo, các phụ gia quan trọng rồi ép thành tấm ván ở áp lực 800 – 870 kg/cm2, có độ dày từ 6 – 24mm, khổ kích thước 2 x 2,44m.

Đây là một nguyên liệu đầu vài quan trọng của các nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất, sàn gỗ công nghiệp. Ván ép sau khi được làm nguội, xử lý lại bề mặt sẽ được ép thêm các lớp mặt, đế, vân gỗ để ra một sản phẩm có thể sử dụng được.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Lót Sàn Gỗ Giá Bao Nhiêu 1 M2? Cách Tính Chi Phí Thi Công

Nguồn gốc xuất xứ và các giai đoạn phát triển

Dòng sản phẩm sơ khai của ván ép công nghiệp đầu tiên ra đời năm 1989. Khi ấy nhóm kĩ sư công nhân đã tiến hành ép nóng các loại giấy phế liệu bỏ đi để tận dụng. Kết quả là loại gỗ ép công nghiệp đầu tiên được hình thành kể từ đó.

Đến giai đoạn năm 1890, có một sự cải tiến đáng kể vật liệu ván gỗ công nghiệp tại Canada. Các nhà sản xuất đã tạo thành công lại ván gỗ ép mật độ thấp. Khi này, sản phẩm từ giấy đã trở nên cứng chắc, tốt hơn, ứng dụng làm vật liệu trong xây dựng.

Sản phẩm ván ép tiêu chuẩn HDF bắt đầu có từ năm 1920. Khi đó nhờ sự tiến bộ của ngành công nghiệp đã tạo ra loại gỗ HDF thực thụ. Bột gỗ ướt trộn phụ gia và ép với nhiệt độ cao, hệ thống máy móc hiện đại đã tạo ra những tấm ván gỗ công nghiệp sợi nhỏ mịn, mật độ cao và có tên gọi viết tắt từ tiếng anh là HDF.

Đặc điểm nhận dạng gỗ công nghiệp HDF như thế nào?

Loại gỗ này khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy mịn. Các sợi nhỏ, cứng chắc, ít bị thấm nước nhanh như các loại ván ép mật độ thấp.

Màu sắc có thể vàng nhạt, nâu, xanh, đen tuỳ thuộc vào nguyên liệu, phụ gia, công nghệ sản xuất, tính năng của sản phẩm,…

Tỷ trọng trung bình của các loại ván gỗ ép công nghiệp tiêu chuẩn HDF là từ 800 đến 1.050 kg/cm2. Đây là điều kiện lý tưởng để tạo ra tấm ván gỗ có độ cứng, ổn định cao.

Hầu hết các sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, xuất xứ chính hãng từ nhà sản xuất uy tín, có kiểm định chất lượng. Hệ số an toàn về hàm lượng khí thải Formaldehyde sẽ ở ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn E1 hoặc E0 của Châu Âu. Thân thiện với môi trường và không gây hại cho sức khoẻ.

Các loại ván HDF thường được sử dụng làm sàn gỗ công nghiệp có tỷ trọng ép từ 830 – 870 kg/cm.

Cốt gỗ HDF
Cốt gỗ HDF có độ mịn cao

Các ưu điểm của gỗ ép công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF là loại cốt có chất lượng rất tốt, dùng phổ biến trong nội thất cao cấp, ván lát sàn công nghiệp. Khi phủ thêm lớp Laminate, oxit nhôm, các lớp phủ tiên tiến khác đã tạo ra một sản phẩm hoàn hảo vừa có tính thẩm mỹ cao lại rất bền bỉ.

  • Khả năng chống ẩm, chịu nước vượt trội so với các loại ván ép như MDF, MFC, gỗ ván dăm,… Đặc biệt một số dòng sản phẩm sản xuất trên công nghệ tiên tiến hay ngồn nguyên liệu tốt ở Malaysia đã tạo ra những tấm ván có khả năng chịu nước đến 72h đồng hồ.
  • Độ cứng ở mức lý tưởng, hạn chế tối đa hiện tượng co ngót, cong vênh hoặc ngấm nước. Khó bị nứt vỡ khi va chạm với lực mạnh.
  • Đối với đồ gỗ nội thất bắn vít loại gỗ này có khả năng giữ rất tốt, khó bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng.
  • Sản phẩm này còn có tính năng giảm âm, chống ồn khá hiệu quả.
  • Không bị hấp thu nhiệt nên tạo cảm giác ấm áp về mua đông và mát mẻ về mùa hè.
  • Một số dòng sản phẩm cao cấp có khả năng chống mối mọt như sàn gỗ HDF Malaysia.

Ứng dụng của loại vật liệu này trong cuộc sống

Song hành cùng với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp HDF tồn tại như là một giải pháp thay thế đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng gỗ công nghiệp HDF

Ứng dụng đa dạng trong xây dựng và trang trí nội thất. Cụ thể có thể dùng để ốp trần, ốp tường, làm bàn ghế, giường tủ, vách ngăn phòng, cửa đi trong phòng nhà ở.

Nơi mà có thể làm là nhà ở, văn phòng công ty, trường học, khách sạn, nhà hàng,…

Là nguyên liệu quan trọng của quá trình sản xuất ra sàn gỗ công nghiệp. Sử dụng làm lớp lõi cơ sở của tấm sàn.

Quy trình sản xuất ván gỗ công nghiệp HDF

Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà máy sản xuất ra ván ép HDF. Chất lượng cũng rất đa dạng, các tỷ trọng khác nhau để đáp ứng cho mỗi nhu cầu cụ thể.

Các bước cơ bản để tạo ra tấm ván HDF như sau:

  • Bước 1: Gỗ rừng được khai thác, sơ chế qua và đưa về nhà máy. Các loại gỗ vụ tự nhiên từ các xưởng cũng có thể thu gom.
  • Bước 2: Nguyên liệu gỗ tự nhiên được xử lý rửa sạch tạp chất bụi bẩn, xẻ mỏng và nghiền nhỏ thành bột mịn.
  • Bước 3: Hấp tinh luyện với nhiệt độ, bột gỗ được gia nhiệt ở 40 – 60 độ C, trong thùng tăng áp nhằm mục đích làm mềm, loại bỏ nước thừa. Hấp nguyên liệu ở nhiệt độ từ 175 – 195 độ C từ 3 đến 7 phút. Tinh chế, sàng lọc.
  • Bước 4: Bột gỗ sau đó sẽ được trộn kèm với keo kết dính và một số phụ gia cần thiết khác. Sau đó được cán phẳng, tạo hình, giảm bớt độ ẩm.
  • Bước 5: Ép tấm ván bằng máy thuỷ lực chuyên dụng ở nhiệt độ khoảng trên dưới 200 độ C tạo mật độ đậm đặc.
  • Bước 6: Hoàn thiện thành phẩm, cắt tạo hình các tấm theo quy chuẩn 2 x 2,44md/ tấm, cắt tỉa, chà nhám, lưu kho.

Các tiêu chuẩn lựa chọn sản phẩm ván HDF chất lượng tốt

Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm phải rõ ràng. Rõ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, thông tin đầy đủ rõ ràng. Hiện nay các loại ván HDF có nhiều là hàng Việt Nam. Các dòng ván HDF cao cấp nhập khẩu Malaysia có khả năng chịu nước cao. Một số dòng cốt xanh nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia có khả năng chống ẩm và độ ổn định tốt, chịu lực, chịu nhiệt,…

Tiêu chuẩn về khí thải E rất quan trọng, các loại ván HDF tốt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải E1 theo tiêu chuẩn Châu Âu. Các dòng ván ép công nghiệp giá rẻ thường có hàm lượng Formaldehyde cao, không an toàn cho sức khoẻ và môi trường.

Tỷ trọng hay còn gọi là mật độ gỗ, là tiêu chí xem xét về độ đậm đặc của thanh gỗ. Tỷ trọng cao đồng nghĩa với tấm ván gỗ đó sé có chất lượng tốt, khó bị thấm nước, bung vỡ khi va chạm.

Khả năng chịu nước, chống ẩm là một tiêu chí vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của sản phẩm. Dòng cốt gỗ tốt có thể lắp đặt nơi có độ ẩm cao mà vẫn có khả năng chịu đựng được. Những dòng cốt mật độ thấp khi ngâm nước sẽ nhanh chóng bị trương nở mất đi định dạng và công năng sử dụng.

Màu sắc của cốt gỗ, cùng một mật độ nén ép như nhau dòng sản phẩm cốt xanh có khả năng chống ẩm cao hơn.

Một số chứng nhận về môi trường, nguyên liệu hữu cơ tái sinh của các tổ chức quốc tế uy tín, hay các chứng nhận Iso.

Một vài câu hỏi và giải đáp các vấn đề liên quan

Gỗ công nghiệp HDF có mấy loại?

Nếu dựa theo màu sắc ta có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường loại cốt nâu hay còn gọi là cốt trắng và loại thứ hai là cốt xanh. Loại cốt xanh có khả năng chống ẩm tốt hơn khi ở cùng tỷ trọng nén ép.

Ngoài ra, cốt HDF còn phân chia dựa theo tỷ trọng nén ép của gỗ hay còn gọi mà mật độ gỗ. Nhà sản xuất tạo ra nhiều dòng cốt khác nhau để có nhiều lựa chọn về giá. Phân biệt dòng giá rẻ và dòng cao cấp với chất lượng tương xứng.

Để nhân biết và phân biệt các loại cốt tốt xấu khác nhau ta dựa vài cảm quan. Cầm nâng để xem độ nặng nhẹ, cắt thử kiểm tra độ sơ hay mịn, ngâm nước đánh giá,…

Ván HDF xanh hay Green HDF có tốt không?

Thực ra câu trả lời có tốt hay không còn phụ thuộc vào chất lượng cụ thể của loại sản phẩm mà bạn mua. Nếu như lựa chọn dòng hàng có thương hiệu đã được khẳng định, có chứng chỉ chất lượng của tổ chức uy tín, loại cao cấp giá cao thì chắc chắn là một lựa chọn tốt. Mặt khác, nguồn nguyên liệu hữu cơ sẽ đem lại lợi ích thiết thực.

Các dòng sản phẩm giá rẻ, cốt nhuộm màu xanh trên thị trường hiện nay rất nhiều. Những loại gỗ này sử dụng nguyên liệu rẻ tiền. Khi cắt bột gỗ có mùi hắc bám vào da thậm chí còn gây ngứa. Khả năng chịu ẩm thì không có gì nâng cấp. Vậy nên chúng ta không nên tham rẻ nghe theo những lời quảng cáo hàng rẻ giá tốt. Tiền nào của đó vẫn luôn đúng trong mọi trường hợp mua hàng thông thái.

Loại cốt gỗ công nghiệp này chịu nước có cao không?

Khả năng chịu nước của loại ván ép này còn tuỳ thuộc vào công nghệ sản xuất, nguyên liệu, phụ gia keo, tỷ trọng nén ép cao thấp khác nhau sẽ cho ra dòng sản phẩm có khả năng chịu nước rất khác nhau. Vậy nên không phải cứ cốt gỗ HDF là có một chất lượng, mà nó rất đa dạng. Có loại chịu nước cả 100h đồng hồ, nhưng có loại rẻ tiền thì lại không thể. Thậm chí còn dễ phồng rộp cong vênh nếu dùng loại cốt tỷ trọng thấp.

Giá của cốt ván ép HDF có đắt không?

Ván HDF là dòng sản phẩm cao cấp hơn so với các loại cốt giá rẻ như MFC, MDF. Loại ván ép này sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ như thông, cao su, tràm, bạch đằng,… Công nghệ sản xuất tiên tiến đem đến hiệu quả sử dụng cao nên giá thành tương đối đắt.

Giá thành của sản phẩm dao động từ 200.000 đến trên 400.000đ/m2 tuỳ thuộc vào tỷ trọng nén ép, độ dày 8, 10, 12, 15mm, các tính năng và tiêu chuẩn sạch của cốt.

Người ta có thể cán phủ mặt Laminate, Melamine, veneer để tạo ra nhưng bề mặt đa dạng, đáp ứng cho nhiều nhu cầu khác nhau của mỗi công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn menu x